Hiện nay, việc phân bố nguồn nhân lực trong ngành Dược ở nước ta đang có sự mất cân đối. Cụ thể là ở bên sản xuất, kinh doanh dược phẩm thu hút số lượng dược sĩ đông đảo hơn so với bên cơ quan hành chính, trung tâm y tế và các bệnh viện.
>> Những kỹ năng cần có để thành công với nghề Trình dược viên
>> ĐỊnh hướng lựa chọn ngành trong đào tạo Dược sĩ
>> Ngành Dược và ứng dụng vào thực tiễn
Nguồn nhân lực ngành Dược là đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác trong lĩnh vực ngành Dược bao gồm các cán bộ chuyên môn ngành Dược đang làm việc tại các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương.
Ngành Dược là ngành kinh tế- kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo sức khỏe con người và phát triển nền kinh tế của quốc gia. Ở Việt Nam, nhân lực ngành Dược rất đa dạng bao gồm : Tiến sĩ ngành Dược, Dược sĩ chuyên khoa, Dược sĩ hệ đại học, Dược sĩ hệ cao đẳng, Dược sĩ hệ trung cấp, Dược tá, trình dược viên, công nhân kĩ thuật dược, kỹ thuật viên dược….
Ðể đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, nhu cầu nhân lực dược nước ta ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo của sở y tế các tỉnh, thành phố, đến năm 2020 toàn ngành dược sẽ có nhu cầu hơn 25 nghìn cán bộ dược sĩ trở lên.
Tuy nhiên, thực trạng phân bố ngành Dược có sự không đồng đều giữa các ngành, giữa các vùng và chất lượng.
Giữa các ngành
Nhân lực ngành Dược tập trung nhiều ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dược phẩm. Lĩnh vực này thu hút các Dược sĩ hơn bởi làm kinh doanh sẽ có thu nhập cao hơn, môi trường làm việc năng động và có sức cạnh tranh hơn. Các bộ Dược sĩ tham gia vào công tác sản xuất hoặc kinh doanh Dược phẩm chiếm hai phần trên tổng số nhu cầu của toàn ngành, dự kiến là khoảng 16.000 người.
Hệ thống phân phối thuốc cũng thu hút hơn 7.000 dược sĩ tham gia. So với lĩnh vực kinh doanh dược phẩm thì tại các cơ sở hành chính nhà nước như các trung tâm y tế, bệnh viện hay trạm xá… thì lại thu hút được ít số lượng Dược sĩ về công tác hơn.
Giữa các vùng
Nguồn nhân lực ngành Dược cũng phân bố dược sĩ rất không đồng đều, với hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm đến 48,37% tổng số cán bộ dược học trên cả nước. Dược sĩ chủ yếu tập trung phân bố làm việc tại các thành phố lớn, nơi có điều kiện làm việc dễ dàng. Trong khi đó ở các tỉnh còn nhiều khó khăn như Lai Châu, Hòa Bình, Kon Tum, Đắc Lắc… thì dược sĩ lại chỉ chiếm 2,84%. Thực tế cho thấy việc thu hút nguồn nhân lực ngành Dược về công tác tại các vùng còn nhiều khó khăn là rất khó. Thực trạng này dẫn đến những hạn chế và hậu quả không nhỏ về tình trạng sức khỏe cộng đồng, các dịch vụ y tế…
Về chất lượng
Hiện nay, nước ta còn thiếu nguồn nhân lực ngành Dược có trình độ cao. Dược sĩ có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 19%. Trong đó, tiến sĩ dược học chiếm 1,21%, thạc sĩ chiếm 1,73%, còn lại là dược sĩ hệ cao đẳng và trung cấp. Điều này cho thấy, nước ta cần nâng cao chất lượng đào tạo để có thêm nhiều nhân tài ngành Dược, bổ sung nguồn nhân lực đang thiếu hụt.
Ngoài chất lượng, nhân lực ngành Dược còn mất cân đối ở khâu tổ chức quản lý. Điều này biểu hiện ở việc chỉ có hơn 2% số Tiến sĩ dược làm việc ở các tuyển tỉnh và 2,92% số Thạc sĩ dược làm việc ở tuyến huyện.
Để bổ sung và cân đối lại nguồn nhân lực ngành Dược, ngoài việc tăng cường chất lượng đào tạo để bổ sung nhân lực thì cần tuyên truyền cho các em học sinh, sinh viên có thêm hiểu biết về ngành Dược, cần có chính sách tổ chức quản lý hợp lý, phân bố đồng đều giwuax các ngành và các vùng. Điều đó góp phần vào sự phát triển bền vững ngành Dược nói riêng và ngành kinh tế Việt Nam nói chung.
Mọi chi tiết liên hệ:
Văn phòng tuyển sinh khoa Y-Dược
Địa chỉ: Phòng 301 trường THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao. (trong khuôn viên Trường THPT năng Khiếu TDTT- VĐV cấp cao). Số 36 Lê Đức Thọ - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội
ĐT: 0164.944.2249 ( Thầy Hòa ) || 0983.504.890 ( Thầy Bình )
Email: caodangduochanoi2017@gmail.com