CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG DƯỢC
Tên ngành, nghề đào tạo: Dược sỹ cao đẳng
Mã ngành, nghề: 6720401
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Chức danh công nhận sau khi tốt nghiệp: Dược sỹ cao đẳng
Thời gian đào tạo toàn khóa: 2,5 năm (30 tháng)
Phương thức đào tạo: Theo niên chế
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo người Dược sĩ trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt; có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về Dược để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên ngành; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kiến thức
- Áp dụng được kiến thức khoa học cơ bản và dược học cơ sở;
- Áp dụng được kiến thức chuyên môn cơ bản và chuyên ngành về Dược (quản lý, cung ứng hoặc kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm);
- Vận dụng được các văn bản quy phạm pháp luật về dược có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của chuyên ngành;
- Thực hiện chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong điều kiện chuyên môn cụ thể.
b) Về kỹ năng
- Thực hiện quản lý, cung ứng thuốc;
- Thực hiện đảm bảo chất lượng thuốc; chất lượng thí nghiệm;
- Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;
- Thực hiện các nghiệp vụ về dược trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Hướng dẫn về chuyên môn cho các cán bộ dược có trình độ thấp hơn.
c) Về thái độ
- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;
- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp;
- Trung thực, khách quan, có tinh thần học tập vươn lên;
- Coi trọng kết hợp Y - Dược học hiện đại với Y - Dược học cổ truyền.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người dược sỹ cao đẳng được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở Y tế công lập và ngoài công lập, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm thuộc các thành phần kinh tế theo quy chế tuyển dụng của các cơ quan quản lý nhà nước và của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian của khóa học
- Số lượng môn học, mô đun: 39
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 102 tín chỉ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 425 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1850 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 676 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1141 giờ
3. Nội dung chương trình
4. Hướng dẫn thực hiện chương trình
4.1. Các môn học chung được xây dựng theo Quy định của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội:
- Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm 2017 Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 2 năm 2008 Ban hành chương trình môn học Pháp luật dùng cho các trường trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.
- Quyết định số 05/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 2 năm 2008 Ban hành chương trình môn học Tin học dùng cho các trường trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.
4.2. Xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
Ngoài đi thực tế ngành, thực tập tốt nghiệp; mỗi năm học tổ chức từ 1 đến 2 tuần cho sinh viên đi hoạt động ngoại khóa: đi thăm quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc; các trung tâm dược, khoa dược tại các bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương.
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
Quy định tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được mô tả chi tiết trong mỗi đề cương chi tiết môn hoc, mô đun. Cụ thể:
+ Kết thúc mỗi tín chỉ, giảng viên giảng dạy tổ chức kiểm tra lấy điểm định kỳ được quy định cụ thể tại chương trình môn học, mô đun.
+ Kết thúc môn học, mô đun:
- Với các môn chung, đại cương, cơ sở ngành; sau mỗi môn học, mô đun sinh viên có một điểm kiểm tra kết thúc môn học, mô đun.
- Đối với các môn học, mô đun chuyên ngành; sau mỗi môn học, mô đun sinh viên có hai điểm kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
* Thực hành: do bộ môn/khoa tổ chức bằng hình thức chấm phiếu hoặc thi vấn đáp trên thực tế sản xuất, sử dụng thuốc. Điểm thi thực hành là điều kiện bắt buộc dự thi kết thúc môn học, mô đun.
* Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun: là điểm thi lý thuyết tổng hợp của môn học, mô đun được tổ chức tại trường.
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp
Sinh viên phải thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận tốt nghiệp. Tùy điều kiện cụ thể của khóa học, hiệu trưởng sẽ quy định tiêu chuẩn sinh viên được làm khóa luận tốt nghiệp.
4.4.1. Nội dung và thời gian thi tốt nghiệp
a) Thi môn Chính trị
Thi môn Chính trị được tổ chức theo hình thức thi viết với thời gian 90 phút ở trình độ trung cấp, 120 phút ở trình độ cao đẳng hoặc thi trắc nghiệm với thời gian từ 45 phút đến 60 phút.
b) Thi môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp
Thi môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp được tổ chức theo hình thức thi viết hoặc trắc nghiệm với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.
c) Thi môn Thực hành nghề nghiệp
Thi môn Thực hành nghề nghiệp được tổ chức theo hình thức làm bài thực hành kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một phần của sản phẩm hoặc một sản phẩm dịch vụ, công việc. Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 1 đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày; thời gian thi cụ thể đối với từng ngành, nghề do hiệu trưởng quy định và được công bố trước kỳ thi ít nhất là 5 tuần.
4.4.2. Người học được công nhận tốt nghiệp khi đủ các điều kiện sau:
a) Điểm của mỗi môn thi tốt nghiệp phải đạt từ 5,0 trở lên hoặc điểm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp có điểm đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10;
b) Không trong thời gian: bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập có thời hạn trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Hoàn thành các điều kiện khác theo quy định của Nhà trường;
d) Trường hợp người học có hành vi vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật chưa ở mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hiệu trưởng sẽ tổ chức xét kỷ luật trước khi xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho người học đó.
4.4.3. Trường hợp người học bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn, hết thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học thì được hiệu trưởng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp.
4.5. Các chú ý khác
Thực tế ngành và thực tập tốt nghiệp
Thực tế ngành được tổ chức vào cuối học kỳ IV và thực tập tốt nghiệp được tổ chức vào kỳ cuối cùng, sau khi sinh viên đã học xong và đạt tất cả các môn học, mô đun quy định. Cơ sở, địa bàn thực tế là các cơ sở sản xuất thuốc, các bệnh viện,Trạm y tế điểm của Nhà trường. Không tổ chức kiểm tra kết thúc hai môn học này mà yêu cầu mỗi sinh viên làm Báo cáo Thực tập theo chủ đề do giáo viên hướng dẫn, kết hợp với điểm hoàn thành và điểm chấm “Nhật ký thực tập” tốt nghiệp của sinh viên.
XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG DƯỢC CHÍNH QUY 2017
1. Ngành đào tạo: Cao đẳng Dược - Hệ chính quy
2. Đối tượng tuyển sinh:
- Học sinh đã tốt nghiệp THPT (BTVH), học sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT, đối với hệ hoặc đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.
3. Phương thức tuyển sinh: xét tuyển
4. Thời gian học:
- Học sinh tốt nghiệp THPT : Thời gian học 3 năm.
5. Quyền lợi của học viên:
6. Chương trình đào tạo hợp tác quốc tế:
7 Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
Địa điểm nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Y Dược 2017:
Thí sinh nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện theo địa chỉ Cao đẳng Dược Hà Nội : Phòng 301 trường THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao. (trong khuôn viên Trường THPT năng Khiếu TDTT- VĐV cấp cao). Số 36 Lê Đức Thọ - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Số điện thoại liên hệ : 0983.504.890 (Thầy Bình) || 0164.944.2249 (Thầy Hòa)
Email: caodangduochanoi2017@gmail.com