10 lý do khiến giáo dục Việt Nam tụt hậu

Ngày 19/01/2017

Để bàn về nguyên nhân khiến nền giáo dục Việt Nam tụt lùi sẽ có rất nhiều nguyên nhân. Bài viết này, Cao đẳng Y Dược Hà Nội sẽ đưa ra 10 lý do mà cô giáo Tô Thụy Diễm Quyên đã chỉ ra khiến giáo dục Việt Nam tụt hậu.

>> Cao đẳng Y Dược Hà Nội- hướng đi đúng cho thí sinh trượt đại học Y

>> Cao đẳng Y Dược Hà Nội- sự lựa chọn của đa số phụ huynh và học sinh

>> Cao đẳng Y Dược Hà Nội vẫn hấp dẫn thí sinh dù bỏ điểm sàn đại học

10 lý do mà cô giáo Tô Thụy Diệm Quyên đưa ra là những điều mà giáo dục Việt Nam có thể khắc phục để phát triển được, chỉ cần có tiếng nói chung và sự hợp tác của tất cả những người trong ngành giáo dục cùng với phụ huynh và các em học sinh.

Giáo viên không thích học tập và phát triển chuyên môn

Hiện tượng này xảy ra vì lương của ngành giáo không giống như những ngành khác, không tăng theo trình độ và năng lực mà là tăng theo thâm niên. Chinh cơ chế đánh đồng năng lực khiến những người giỏi mất dần tinh thần cầu tiến, phát triển.

Giáo viên giỏi nhưng lương lại không đủ sống nên phải ra ngoài kiếm thêm

Nhiều giáo viên đã bỏ nghề hoặc không còn đam mê nhiệt huyết với nghề bởi lương thấp. Điều này dẫn đến tình trạng giáo viên dạy qua loa trên lớp, không dành nhiều thời gian để học tập và phát triển chuyên môn, giáo viên phải đi dạy thêm.

Các chương trình bồi dưỡng thường xuyên không phù hợp giáo dục hiện đại và cách tiếp cận lỗi thời nên kém tác dụng

Phần lớn giáo viên hiện nay phát triển chuyên môn và kỹ năng bằng phương án duy nhất là đi tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên. Điều này không phù hợp với nền giáo dục hiện đại, hơn nữa cách tiếp cận lỗi thời nên tạo ra hiệu quả kém. Giáo viên thường gọi đó là “đi chép phạt”.

Nhiều người vẫn vào nghề vì không biết thi vào đâu mặc dù không yêu nghề

Đáng lẽ “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” thì chất lượng đầu vào phải là cao nhất. Thế nhưng một thực trạng xảy ra đó là những bạn trẻ giỏi thực sự thì lại không chọn nghề giáo. Điểm đầu vào của ngành giáo ở mức trung bình chung. Hơn nữa đầu ra lại vô cùng khó khăn trong hoàn cảnh hiện nay, chính vì vậy là nó không thu hút được người tài, tạo ra tâm lý lo lắng, mất niềm tin vào nghề.

Phụ huynh xem việc học và bằng cấp của con như trang sức của mình nên ép con học

Rất nhiều phụ huynh hiện nay không để ý và không tham khảo ý kiến của con xem con yêu thích ngành nào, năng lực của con mạnh ở mảng nào, mục tiêu con muốn đạt được là gì… Họ luôn bắt ép con mình học ngày, học đêm để đậu được đại học. Cái mà họ quan tâm là bằng cấp, giấy khen chứ không để ý đến chất lượng giáo dục thực sự.

Những người giỏi không chịu nổi cách làm việc áp đặt và quan liêu của đại đa số cán bộ quản lý nên giáo dục không thu hút được nhân tài.

Học sinh không được dạy cách học tập chủ động mà chỉ học đối phó.

Đa số học sinh ngày này không xác định được cho mình mục tiêu phấn đấu, mà chỉ là học theo nguyện vọng của bố mẹ, học để bố mẹ vui lòng, học theo nguyện vọng của bố mẹ.  Tình trạng những người trẻ tuổi hiện nay thiếu kỹ năng, dư bằng cấp là một biểu hiện lệch lạc của giáo dục. Đó không chỉ là lỗi của giáo dục mà còn là lỗi của các bậc phụ huynh.

Chương trình giảng dạy thiếu khoa học

Sự quy chụp rằng “sai quy chế”, “sách giáo khoa là pháp lệnh” của các thanh tra khiên sự sáng tạo của các giáo viên bị hạn chế bởi sách giáo khoa của Việt Nam nặng về lý thuyết, kém về áp dụng thực hành.

Nhiều cuộc thi không thực tế mà chỉ như sân khấu để diễn lấy thành tích

Sản phẩm giáo dục là thành quả của giáo viên. Tuy nhiên, nó lại không được dùng để đánh giá năng lực giáo viên mà để đánh giá giáo viên lại chỉ trong vòng 1 tiết dạy đã được chuẩn bị công phu.

Cách đánh giá học sinh cũng chỉ đánh giá được khả năng ghi nhớ thông tin, tức là bậc thấp nhất của nhận thức và tư duy. Những phương pháp rèn luyện và đánh giá được kĩ năng thì chưa có thang điểm chính thức, do đó bị xem nhẹ.

Mọi chi tiết liên hệ:

Văn phòng tuyển sinh khoa Y-Dược

Địa chỉ: Phòng 301 trường THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao. (trong khuôn viên Trường THPT năng Khiếu TDTT- VĐV cấp cao). Số 36 Lê Đức Thọ - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội - Cầu Giấy - Hà Nội

ĐT: 0164.944.2249 ( Thầy Hòa ) || 0983.504.890 ( Thầy Bình )

Email: caodangduochanoi2017@gmail.com

Đăng ký trực tuyến

Sơ đồ đường đi

Chát với chúng tôi